Sách : Nghệ Thuật Ngôn Ngữ Thơ Đường
Miễn phí vận chuyển!
—————————————————————————————————————————————
Cuốn sách Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường này nguyên tên là Sức quyến rũ của thơ Đường của hai tác giả người Mỹ gốc Trung Quốc là Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân soạn, do Lí Thế Dược dịch ra Trung văn, nhà xuất bản Cổ Tịch, Thượng Hải ấn hành năm 1989. Đây là một cuốn sách tập hợp các tiểu luận của tác giả. Bài Thu hứng của Đỗ Phủ đăng trên tạp chí “Nghiên cứu châu Á, của đại học Harvard số 28 năm 1968; bài thứ hai đăng trên số 32 năm 1971; bài thứ ba đăng trên số 38 năm 1978, đều là trên tạp chí đó.
Công trình này giới thiệu với ta cách tiếp cận thơ từ phương diện ngôn ngữ. Ai cũng biết thơ ca là nghệ thuật của ngôn ngữ, do câu chữ dệt nên ý tứ, nhịp điệu, tình cảm. Nhưng ngôn ngữ trong thơ khác với ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Vậy câu, chữ ở đây đã được vận dụng, tổ chức như thế nào, theo những nguyên tắc nghệ thuật nào để trở thành thơ. Cùng một ý nhưng diễn đạt thế này thì thành thơ, mà diễn đạt khác đi thành văn xuôi, diễn xuôi, phi thơ. Hai tác giả Cao Hữu Công và Mai Tổ Lân đã nghiên cứu chức năng thơ của các đơn vị nhỏ như từ, chùm từ, cú pháp độc lập trong thơ Đường cùng các biện pháp nghệ thuật của nó như cú pháp liên tục, cú pháp không liên tục, ẩn dụ, điển cố, thời gian, không gian trong thơ Đường. Hai tác giả xét thơ Đường (hạn chế trong phạm vi các bài thơ cụ thể) vừa về mặt cấu trúc, vừa về mặt cơ chất (texture), tức về mặt sự tương tác giữa từ và từ trong tác phẩm thơ, chỉ ra các đặc điểm của cú pháp thơ, ý tượng với tính chất không liên tục là cội nguồn tính đa nghĩa của thơ; cú pháp suy luận tạo thành tính chỉnh thể của bài thơ v.v…
Công trình đã cung cấp một kinh nghiệm vận dụng lí thuyết hiện đại vào việc giải thích một hiện tượng thơ cổ điển như thơ Đường, một hiện tượng thơ thân thuộc với thơ cổ điển Việt Nam truyền thống; gần gũi với tiếng Việt ở tính đơn lập và có thanh điệu. Đồng thời nó cũng cung cấp một sự so sánh thơ Trung Quốc với thơ Phương Tây rất thú vị. Do đó có giá trị tham khảo rất lớn đối với những ai quan tâm nghiên cứu ngôn ngữ thơ dân tộc và phân tích tác phẩm thơ cụ thể. Theo chúng tôi đây là một tài liệu tham khảo quí báu cho các giảng viên và sinh viên các khoa ngữ văn đại học, cho các giáo viên văn trung học. Đó cũng là lí do khiến chúng tôi dịch công trình này.
Chúng tôi mong hai tác giả Cao Hữu Công, Mai Tổ Lân và dịch giả của nhà xuất bản Cổ Tịch Thượng Hải ủng hộ chúng tôi trong ý định tốt đẹp đó.
Bản dịch này do Trần Đình Sử dịch phần I và III, phần II do Lê Tẩm dịch, Trần Đình Sử hiệu đính. Bản dịch chắc khó tránh khỏi những sơ suất, mong bạn đọc chỉ giáo để khi tái bản chúng tôi có dịp nâng cáo.
Hà Nội ngày 30/04/2000
GS. TRẦN ĐÌNH SỬ
Bản in lại theo nguyên gốc, chỉ còn vài bộ.
Quý vị mua sách nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà.
Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.
Dự án phục chế sách cổ để lấy kinh phí trang bị thiết bị dập lửa tự động góp phần bảo tồn 20.000 ngôi đình ngôi chùa Việt Nam
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.