Sách: Nữ Thần Và Thánh Mẫu Thái Bình – Phạm Minh Đức
Miễn phí vận chuyển toàn quốc
————
Trời đất chung đúc nên tú khí núi sông. Sông núi nước Nam là của người Nam, nước có giặc thì thần trời, thần đất, thần sông, thân núi cũng hiển hoá cùng toàn dân đánh giặc, nêu tắm gương trung dũng cho người noi theo. Con người kính thờ thần sông núi chính là kính thờ giang sơn gầm vóc mình.
Từ thần sông núi đến những anh hùng dân tộc, “trung với nước hiểu với dân” và những bậc có công khai làng lập ấp, đem vườn ruộng tới mọi nhà, những danh nhân văn hoá tài danh thắp sáng văn hiến đất nước đều được dân kính trọng, sống là nghĩa phụ mẫu, chết thành phúc thần. Việc thờ các danh thân, danh tướng là theo di nguyện của người đi trước và để được thánh nhân “phù hộ độ trì” cho mệnh mạch quê hương ngày cảng sáng, vận nước ngày càng thịnh.
Đạo lý cao đẹp ấy đã thâm nhập vào tận cung đình. Lý Thái Tổ mở nước đã tu sửa miếu Sơn thần Đồng Cồ để hàng năm các vua triều Lý rồi đến Trần, Lê đều đến dâng lễ và cùng thề tận trung báo quốc.
Thái bình từ trung kỳ Hùng Vương đã có dân cư, được mở rộng vào trước trong thiên niên kỷ I, cơ bản hoàn tất vào hai thời Lý, Trần. Vùng đất trẻ mầu mỡ thành điểm gọi dân tứ trấn về hội cư. Từ các Hoàng phi, công chúa, vương hầu đến những người vô gia cư đua nhau về khẩn hoang. Đất đai nơi đây cũng là kho của để các vương triều ban cấp bổng lộc cho các công thần… cùng với những người lao động lớp thượng lưu có kiến thức ấy tác động việc khai khẩn và doanh tạo với tốc độ nhanh, với quy mô lớn hơn, và không ít số ấy đã có công với nước, với dân, được dân tôn thành bậc thánh, “sống tết” “chết giỗ”, mặc nhiên được hoà vào và làm tăng danh mục thần thánh, làm đẹp thêm đức sáng nơi đền miếu.
Theo điều tra sơ bộ thì tỉnh Thái Bình có khoảng trên 800 các vị thần, trong số đó có hơn 200 nữ thần. Đấy là nói các thần có đền miếu riêng. Nếu kể thêm thân phụ, thân mẫu của các thần…..với ý thức “Công cha như núi Thái Sơn”, “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” của các thánh mẫu được phối thờ, nhiều khi cũng có “ sắc vinh phong” thì chắc chắn tỷ lệ nữ thần ở Thái Bình phải có khoảng 300 – 400 vị.
Chế độ phong kiến, “trọng nam khinh nữ” mà trong danh mục nữ thần có được đội ngũ thánh mẫu, nữ thần đông đảo đến vậy biểu hiện người dân Thái Bình biết tôn trọng đức sinh thành, tư tưởng nam nữ bình đẳng đã có cội nguồn từ xưa.
Để viết tập sách “các, nữ thần, thánh mẫu ở Thái Bình” chúng tôi đã đọc lại các bộ sử lớn, đọc lại hàng trăm hồ sơ di tích lịch sử văn hoá, khảo sát thực tế ở hơn 100 làng xã và tham khảo một số thần tích để lựa chọn biên tập viết tập sách này. Tập sách giới thiệu tiểu sử và tóm tắt tiểu sử của hơn 120 nữ thần cộng với danh sách gần 80 nữ thần (chưa rõ thần tích).
Con số trên chưa phải là con số cuối cùng, chắc chắn còn nhiều nữ thần chưa có tên trong sách rất mong được sự cộng tác để bổ xung thêm cho đầy đủ.
Các thánh mẫu và các nữ thần được kể trong tập sách nảy thể hiện ở các chủ đề sau:
1 – Các nữ thần có công đánh giặc giữ nước, giữ quê.
2 – Các nữ thần có công mở đất lập làng xây dựng phong tục tập quán đẹp.
3 – Các nữ thần là tổ nghề
4 – Các nữ thần là những tấm gương sáng về đạo đức trung – hiếu – tiết nghĩa
Song để tiện cho bạn đọc, chúng tôi sắp xếp theo trình tự thời gian nhưng các thánh mẫu thuộc “Tam tòa thánh mẫu” được thờ ở nhiều nơi, chúng tôi đưa lên trước.
Bản in lại theo nguyên gốc, chỉ còn vài bộ.
Quý vị mua sách nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà.
Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.
Dự án phục chế sách cổ để lấy kinh phí trang bị thiết bị dập lửa tự động góp phần bảo tồn 20.000 ngôi đình ngôi chùa Việt Nam
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.